ĐÚC ĐỒNG SAO MAI – KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TINH HOA VĂN HÓA VIỆT

Dọc theo chiều dài lịch sử, nghệ thuật đúc đồng trở thành bản sắc văn hóa riêng độc đáocủa dân tộc Việt. Phát huy truyền thống vốn quý của cha ông, Đúc đồng Sao Mai tiếp nối cùng các hậu duệ của nghề đúc đồng Việt Nam, với sứ mệnh duy trì và phát triển một ngành nghề lâu đời, nổi tiếng bậc nhất ở nước ta.
Hơn 4.000 năm lưu truyền
Nghề đúc đồng Việt Nam xuất hiện từ thời Phùng Nguyên (hậu kì thời Đá mới – sơ kì thời Đồ đồng), phát triển rực rỡ dưới thời đại Đông Sơn – tương đương với thời các vua Hùng dựng nước (cách nay khoảng 2.000 – 3.000 năm). Tiêu biểu cho thời đại Đồ đồng là trống đồng, đặc biệt là trống đồng Ngọc Lũ. Từ thời Lý – Trần, đến các thời Lê, Nguyễn, nghề này càng phát triển mạnh, tạo nên những sản phẩm đúc đồng hết sức đa dạng. Những thế hệ thợ đúc đồng thuộc các triều đại từ Lý – Trần về sau không chỉ sử dụng các kim loại đồng thời Đông Sơn, mà còn dùng thêm cả vàng, bạc để đúc tượng Phật quý, đúc chuông, khánh. Đây là nghề thủ công truyền thống sử dụng nguyên liệu đồng đỏ hay đồng hợp kim nung chảy, đổ khuôn tạo ra sản phẩm tinh xảo với kỹ thuật tạo dáng, chạm khắc trang trí đạt tới mức nghệ thuật. Sản phẩm phải mượt mà, sáng chuốt không gờ, không lẫn đồng sóng, đồng cháy, phải đồng sắc đồng khí. Nhất là các sản phẩm có thành phần chi tiết nhỏ, mảnh mai, tượng chân dung Phật, người phải có thần thái, còn chuông – khánh đánh lên phải trong trẻo, ngân vang.
Bốn kỳ quan báu vật của Đại Việt thời Lý Trần bao gồm:Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm (Chùa Quỳnh LâmĐông TriềuQuảng Ninh);Tháp Báo Thiên ở Thăng Long (Hà Nội); Chuông Quy Điền (chuông ruộng rùa) ở chùa Diên Hựu (chùa Một Cột), Hà Nội; Vạc Phổ Minh ở chùa Phổ MinhThiên Trường (Nam Định). Trong đó, Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm là tuyệt tác của thiền sư Minh Không (tên gọi Nguyễn Minh Không, còn gọi là Lý Quốc Sư hoặc Đức Thánh Nguyễn). Ông là hiện thân quyền lực linh thiêng của Phật giáo hưng thịnh thời Lý, vị thần y và là bậc thánh tổ của nghề đúc đồng Việt Nam. Sau này, nghề đúc đồng ở Huế cũng phát triển nhanh dưới triều Nguyễn. Đến nay, các nghệ nhân trên khắp đất nước đã cho ra đời nhiều tác phẩm đúc đồng có giá trị lịch sử, văn hóa và tâm linh sâu sắc.
Phát huy giá trị truyền thống
Nằm trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, trục đường chính dẫn vào trung tâm TP.HCM, tranh tượng đồng Sao Mai là địa chỉ về tranh đồng mỹ thuật, tượng đồng, tranh đồng mạ vàng được nhiều khách hàng trong và ngoài nước tìm đến. Đó là thành tựu của Công ty TNHH Mỹ thuật Sản xuất Thương mại Sao Mai, với các loại tranh đồng cao cấp, tranh đồng mạ vàng, dát vàng, tượng đồng mạ dát vàng, đồ thờ cao cấp dát vàng, khung tranh cao cấp, tranh sơn dầu. Với đội ngũ nghệ nhân giàu kinh nghiệm, có óc sáng tạo cao, sản phẩm đúc đồng Sao Mai được các khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao về chất lượng, nghệ thuật và thẩm mỹ. Đặc  biệt, Sao Mai còn nhận thực hiện các công trình tượng Phật với kích thước đa dạng và các tác phẩm bằng chất liệu đồng theo yêu cầu khách hàng, giao hàng tận nơi miễn phí.
Có thể nói, linh hồn của nghề đúc đồng từ các nghệ nhân xưa đang được truyền lại cho lớp nghệ nhân trẻ ngày nay. Nổi bật ở Sao Mai là tác phẩm tranh tượng Phật bằng đồng mạ vàng. Ngoài ra còn có các tác phẩm khác như tranh tượng đồng Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà lãnh đạo, các vật dụng sinh hoạt bằng đồng như gương, đàn và các vật dụng trang trí nội thất theo lối cổ điển và hiện đại. Đến với Sao Mai, khách hàng được tận mắt chiêm ngưỡng các tác phẩm bằng đồng tuyệt đẹp qua đôi tay khéo léo của những nghệ nhân lành nghề thể hiện qua độ sắc sảo và chất lượng sản phẩm, đồng thời cảm nhận sâu sắc về nghệ thuật đúc đồng để tự hào hơn về tinh hoa văn hóa Việt.
Công ty TNHH Mỹ thuật Sản xuất Thương mại Sao Mai
Giám đốc điều hành:
Địa chỉ: Số 288 A11, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (08)             – Fax: (08)
Email:
Website: